Fb anh Hưng SSI

A Thắng ơi Tv YouTube

Kênh Tài chính Kinh doanh AFA

CZ Binance twitter

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

giá dầu âm 2


Trò chơi rulet Nga: cuộc chiến tranh dầu lửa!
[Rulet Nga (русская рулетка) là trò chơi mà người tham gia sử dụng một khẩu súng lục ổ đạn quay với một viên đạn duy nhất bên trong


 Lần lượt từng người sẽ quay ổ đạn rồi bắn vào đầu mình


 Người còn sống (không quay phải ổ có đạn) sẽ là người chiến thắng


]
1


 Giá dầu Hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 (đóng sổ ngưng giao dịch 20/04) tụt xuống gần -40$: mua dầu nhưng khi nhận dầu tháng 5 này bên mua mỗi thùng được cho thêm gần 40$


 Trong nền kinh tế Coronavirus hôm nay không gì là không thể


 Lý do thông dụng nhất: hết chỗ chứa trong khi Cầu thấp


 Tất cả các kho chứa đều sắp tràn, kẻ cả các tàu chở dầu cũng đã được trưng dụng


 Do nhận dầu không có chỗ chứa nên không ai muốn nhận và người bán, không biết chứa dầu ở đâu, chấp nhận trả thêm tiền (giống như xà bần, người cần vẫn phải mua nhưng người bỏ phải trả tiền thu dọn)



2


 Nhưng vấn đề có vẻ không chỉ có vậy, vì nếu chỉ có vậy thì dễ giải quyết quá



Giá dầu chịu tác động của 3 yếu tố: Cung, Cầu và ý đồ các tay to trên bàn cờ Chính trị


 Dầu chưa bao giờ chỉ là dầu, đó còn là quyền lực và công cụ chính trị toàn cầu



a


 Cung: Suốt một thời kỳ dài Nga và các nước Xuất khẩu dầu (OPEC) thỏa thuận giữ và hạn chế sản lượng khai thác để duy trì Cung hợp lý nhằm giá dầu không rớt quá sâu


 Tất nhiên vẫn có các động thái “luồn lách” của các bên để tranh thủ “kiếm thêm” thông qua các sơ đồ tài chính phức tạp rất khó theo dõi (Sản lượng khai thác dầu của các quốc gia thực tế chính xác bao nhiêu thuộc hàng National Top Secret)


 Việc giữ giá dầu cao trong bối cảnh mới làm nhiều quốc gia “hưởng lợi”, trước hết là Mỹ và Canada với công nghệ chế biến dầu đá phiến, dầu cát


 Tuy giá thành cao ($40/thùng) và với mức giá dầu trước đây thì ngành dầu đá phiến tương lai rất rực rỡ


 Nhờ dầu đá phiến Mỹ nhanh chóng từ nhà nhập khẩu ròng trở thành nhà xuất khẩu dầu và cạnh tranh trực tiếp với Nga, Arab Saudi tại châu Âu trong lĩnh vực dầu cũng như khí đốt


 Trong khi châu Âu là thị trường truyền thống của Nga



Miếng bánh của thị trường dầu lửa thế giới bắt đầu bị chia lại bởi các tay chơi mới, nhất là Mỹ và Canada


 Trong các cuộc đàm phán tay đôi, Nga và Arab Saudi gọi Mỹ là “anh chàng đi vé lậu” vì hưởng lợi trên thỏa thuận hạn chế sản lượng của Nga và OPEC để giữ giá dầu lại còn cạnh tranh tất tay với cả 2



Đầu tháng 3/2020 Nga quyết định phá bỏ thỏa thuận hạn chế sản lượng,
Giá dầu lao dốc thảm hại 30% ngày sau đó lập một kỷ lục giảm giá dầu lịch sử



Ngày 31/03/2020 Whiting Petroleum – công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ đầu tiên trở thành nạn nhân cuộc chiến tranh dầu lửa – tuyên bố phá sản


 Nhiều tỷ USD ra đi


 Một loạt các công ty khác trên bờ vực phá sản



TT Mỹ Trump tức tốc thông qua các kênh tác động kịch liệt (bằng cả củ cà rốt là lợi ích lẫn cây gậy là trừng phạt kinh tế - TT Trump là trùm Deal mà) trước hết lên Saudi Arab và sau đó là Nga, ép hai nước quay lại bàn đàm phán



Kết quả: Nga và OPEC đứng đầu là Arab Saudi chấp thuận cùng nhau giảm khoảng 10 triệu thùng/ngày; các nước Arab (Arab Saudi, UAE, Kuwait) tình nguyện giảm thêm 2 triệu thùng/ngày; Mỹ và Canada giảm gần 4 triệu thùng/ngày và các nước G20 giảm phần còn lại để đạt số giảm khoảng 19-20 triệu thùng/ngày


 Hiệu lực từ 01/05/2020



b


 Cầu: Tổ chứ năng lượng thế giới (IEA) dự báo Cầu sử dụng dầu lửa năm 2020 sẽ về mức của năm 2009 – năm sau khủng hoảng 2008


 Với mức cầu giảm bình quân trong năm là khoảng 9,3-11 triệu thùng/ngày, trong đó tháng 4/2020 giảm 29 triệu thùng/ngày và quý 2/2020 giảm bình quân 23,1 triệu thùng/ngày


 Hệ quả là Cung sẽ vượt Cầu 10-12 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2020 và chỉ có thể đổ vào bể chứa hiện đã đầy


 Mà đó là kèm theo giả định các rào cản dựng lên để chống Coronavirus sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn vào nửa sau của năm 2020 chứ với kịch bản khác còn tệ hơn



Với tình hình Cung-Cầu như thế dù thỏa thuận thành công nhưng ngay hôm sau đó giá dầu vẫn tiếp tục lao dốc và ngày hôm qua Thứ Hai 20/04/2020 là đỉnh điểm


 Đến mức Arab Saudi và các nước đồng minh Arab phải quyết định giảm sản lượng ngay chứ không chờ 01/05/2020 nữa



c


 Điều kỳ lạ, nếu nhìn ở góc kinh tế, có vẻ những “tội đồ” chính gây nên cuộc chiến huynh đệ tương tàn này là Nga và sau đó là Arab Saudi cũng là những nạn nhân


 Arab Saudi với gần75%- 80% thu ngân sách dựa vào dầu


 Với Nga: thu nhập từ xuất khẩu dầu chiếm 12-13% GDP


 Vì sao họ lại lao vào cuộc chiến này? Họ tự bắn vào chân mình chăng? Chắc chắn đằng sau những hành động gây đau đớn ấy có những lý do, động cơ và lợi ích đan xen:
- Nắm giữ thị trường năng lượng là nắm công cụ tác động chính trị toàn cầu không kém tên lửa hạt nhân


 Sự xuất hiện của tay chơi mới lắm tiền nhiều của làm “gia đình” các ông trùm hiện tại, dù ngoài mặt vui vẻ, trong lòng rất không vui


 Vài ông trùm dầu lửa Nga thân cận TT Putin là người thúc đẩy kịch liệt để Nga rời khỏi thỏa thuận với OPEC, xóa cờ làm lại cuộc chơi trong bối cảnh mới



- Arab Saudi là thủ lĩnh vùng Vịnh, đồng minh lâu đời của Mỹ nhưng quan hệ với Nga gần đây cũng không tồi lắm


 Việc Nga quay lại Trung Đông tại chiến trường Syria, cân bằng mối quan hệ đầy trắc trở với Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy Nga xây dựng mối quan hệ, sợi dây xác lập quyền lợi chặt chẽ với Arab Saudi



- Nước Mỹ sắp bầu cử!
- TT Putin sắp hết nhiệm kỳ và chuẩn bị cho mình vai trò mới


 Nước Nga cố gắng chủ động dẫn dắt cuộc chơi, xây dựng chiến lược dài hạn, ngấm ngầm chuẩn bị


 Suốt hơn 5 năm qua mỗi khi bán dầu trên $42,6/thùng Nga lại lấy phần vượt trội cất vào quỹ gọi là “Quỹ Phúc lợi Quốc gia – NBF” đến nay đã được $125 tỷ


 Ngoài ra họ trả hết nợ chính phủ, chuyển dự trữ ngoại hối sang vàng và tài sản không bằng USD khác



Quỹ Quỹ Phúc lợi Quốc gia có phải tình cờ? Dự trữ ngoại hối chuyển sang vàng vật chất có phải tình cờ? Chắc không



- Liên minh Nga – Trung đầy rủi ro và bất an với người Nga nhưng có vẻ ngày càng sâu hơn


 Việc Nga chuyển giao cho Trung Quốc một số công nghệ quốc phòng mới nhất là một bằng chứng


 Điều ấy chỉ có thể hiểu được khi đường ống dẫn dầu của Nga đã dẫn đến biên giới Trung – Nga



- Nga – Arab Saudi – Mỹ - Trung Quốc là 4 tay chơi chính trên bàn cờ giá dầu


 Còn lại chỉ làng nhàng hưởng lợi hay bị ép



- Nga - Mỹ - Arab Saudi đánh nhau tưng bừng ở thị trường châu Âu, một liên minh đang tan rã


 Các dự án đường ống dẫn khí của Nga liên tục bị làm khó dễ


 Mỹ tuyên bố sẵn sàng đưa tàu chở khí sang tận châu Âu


 Arab Saudi sau khi thỏa thuận tan vỡ đầu tháng 3 tuyên bố Nga bán bao nhiêu họ giảm $10/thùng


 Trong khi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn và rất biết sử dụng Consumer Bargaining Power của mình với đối tác



3


 Những chuyện vui vui trong quá trình đàm phán Nga – OPEC – Mỹ:
a


 Theo Reuters Q


1 năm 2020 Trung Quốc nhập khẩu 10,2 triệu thùng/ngày, khai thác 3,74 triệu thùng/ngày trong khi chỉ chế biến 11


96 triệu thùng/ngày và như vậy Trung Quốc tăng dự trữ mỗi ngày gần 2 triệu thùng trong suốt quý 1/2020, gấp đôi cùng kỳ 2019


 Không biết có ai làm thế nữa không nhỉ?
b


 Cuộc đàm phán giảm sản lượng suýt đổ vỡ vì Mexico


 Theo tỷ lệ nước này phải giảm 400


000 thùng/ngày


 Mexico nhất quyết không chịu


 Mỹ điên quá bảo Mỹ sẽ tự giảm giúp 250


000 thùng/ngày, Mexico vẫn nhất quyết không chịu giảm phần 150


000 thùng còn lại


 Cuối cùng ông Trump không biết ép hay nhượng bộ cái gì khác mà Mexico chịu giảm 100


000 thùng/ngày, 300


000 thùng còn lại Mỹ giảm hộ


 Cả làng không ai hiểu vì sao


 Mãi sau này mới biết Mexico đã mua một quyền chọn bán dầu kiểu châu Á với mức khoảng $45/thùng


 Nếu giữ sản lượng khai thác như cũ năm 2020 này Mexico sẽ lãi $6 tỷ


 Thông tin này được chính phủ Mexico xếp hàng tuyệt mật đã bị xì ra trong những ngày đàm phán


 Công nhận chính phủ Mexico cao tay



c


 Mặc dù là người ép các nước phải giảm sản lượng khai thác, nhưng về phần mình lúc đầu Mỹ không chịu giảm thùng nào


 Hỏi lý do, Mỹ tỉnh bơ: Các ông đàm phán giảm sản lượng nhưng vẫn đi đêm tính toán với nhau để nếu giảm thì giá dầu vẫn ở dưới mức giá vốn dầu đá phiến nên hiển nhiên chúng tôi phải giảm sản lượng, cần gì phải cam kết, vả lại Mỹ là quốc gia Liên bang và nhà nước không có quyền ép các công ty giảm khai thác (bản thân nước Mỹ là quốc gia khai thác dầu lớn nhất thế giới năm 2019, trên cả Arab Saudi và Nga)


 Chỉ bởi mỗi chuyện này mà Thái tử Arab Saudi, TT Putin và TT Trump phải điện đàm để thảo thuận riêng


 Cuối cùng Mỹ cũng phải chấp nhận giảm khai thác


 Qua đây cũng thấy Nga và Arab Saudi gọi Mỹ là “anh chàng đi vé lậu” hình như cũng chẳng sai



4


 Điều gì rút ra: Các tay chơi lớn đang tranh giành quyền lực phân chia lại thế giới


 Trật tự thế giới đang lung lay


 Dầu không là ngoại lệ: Trật tự cũ của bản đồ dầu lửa thế giới chính thức bị phá vỡ


 Trước đây chỉ cần Nga và Arab Saudi (OPEC) thỏa thuận giảm hay tăng sản lượng là giá dầu lên hay xuống


 Nay đã khác: cuộc chơi tay đôi ấy đã kết thúc


 Các đại gia kinh doanh dầu lửa thế giới, với các chính phủ sau lưng, chắc không còn cửa với các trò chơi cũ



5


 Covid-19 có vẻ là yếu tố bất ngờ phá bĩnh, hay giúp sức? - cuộc chơi của các cường quốc: các hệ lụy của cuộc chiến trở nên chịu yếu tố đòn bẩy mạnh hơn, buộc các tay chơi phải lùi lại một chút để điều chỉnh chiến thuật


 Nhưng trên bình diện chung thấy bản lĩnh, tầm nhìn và cách ứng xử của các cường quốc thật sắc nét



Bất luận trường hợp nào, dù chuẩn bị đến đâu, nhưng với 4 tay chơi cỡ lớn đầy mưu toan Nga – Mỹ - Trung Quốc – Arab Saudi, trò chơi giá dầu hôm nay nhìn sao giống trò Rulet Nga


 Hy vọng họ sẽ dừng cuộc chơi chứ không phải thi ai gan lỳ hơn người ấy thắng



Để theo dõi giá dầu và đánh giá phải nhìn kỹ 4 quốc gia này



Chuyện các kho chứa dầu đã đầy là có thật, các nhà đầu cơ bị “bẫy” giao hàng buộc họ phải giao dịch với mức giá điên rồ là có thật, cơ chế giao dịch thị trường hàng hoá cho phép mua bán không cần giao hàng qua các giao dịch Roll Over dẫn đến khối lượng hợp đồng Futures nhiều gấp 45-50 lần số lượng hợp đồng giao nhận hàng hoá thật làm thị trường bị đầu cơ quá đà là có thật, bất đối xứng đầu cơ là có thật và cầu giảm vì Coronavirus là có thật


 Nhưng những điều ấy chỉ có thể làm nên cơn mưa gây ướt tóc chứ không thể gây ra lũ lụt


 Các tính toán và tham vọng của các nhà chính trị mới gây lũ lụt và làm thị trường dầu rung lắc biến động dài hạn



Nhưng rồi cuối cùng sự điên rồ sẽ dừng lại và thực dụng sẽ nổi lên thôi


 Dự đoán rằng dầu sẽ ở mức trên dưới $30-$35 nhưng sớm nhất chắc phải cuối Q


3-Q


4/2020 hoặc qua 2021 còn Q


2 này giá dầu chắc chỉ lởn vởn ở mức $20/thùng và đột biến có thể xuống $10/thùng


 Dự báo này thực hiện với điều kiện Coronavirus sẽ bị chặn đứng trong Q


2/2020


 Các quốc gia khai thác dầu lửa đều đang căng thẳng chỉ người tiêu dùng xăng dầu vui



6


 Tiếp theo ngày 24/3/2020 đẫm máu của thị trường vàng là ngày 20/04/2020 kinh ngạc của dầu lửa


 Tất cả chúng đều có liên hệ đâu đó đằng sau trong các toan tính dài hạn của các cường quốc và thủ lĩnh của họ



Trật tự thế giới bắt đầu điên đảo thay đổi từ cuối những năm 90s thế kỷ trước nay đã gần 30 năm


 Chắc 10 năm nữa sẽ rõ trật tự mới



Thị trường dầu là 1 trong các cấu phần của những thay đổi đó



Trò Rulet Nga với dầu vẫn đang diễn ra



Hãy theo dõi giá Brent Futures và WTI Futures tháng 6





Giá dầu âm


Chợ lợn quê tôi
Nhân việc mọi người bàn tán xôn xao về chuyện giá dầu âm, những chuyện phức tạp thị trường phái sinh, cụ thể trong trường hợp này là thị trường giao sau hay thị trường hợp đồng tương lai về dầu thô, thực sự không dễ cho mọi người không chuyên hiểu đúng


 Nhưng cũng giống như bất kỳ món ăn cao cấp nào, dù có đặt cho nó những cái tên mỹ miều, thì cũng có những món ăn bình dân tương ứng


 Chỉ là người ta làm cho nó trở nên sang trọng và đắt đỏ hơn mà thôi



Vậy, để cho dễ hiểu, tôi xin giải thích rằng thị trường giao sau về dầu thô nó hoạt động cũng chẳng khác gì chợ lợn ở quê tôi


 Quê tôi có một trang trại lợn mà ở đó thằng bạn tôi nó làm chủ


 Thằng này nó có giống lợn mà khi trưởng thành sau 3 tháng nuôi có thể đạt chính xác 1 tạ một con


 Cái này gọi là chuẩn hóa lợn để sau này ai vào chợ lợn, chỉ cần nói đến lợn là biết trọng lượng rồi


 Nó cho xuất chuồng hàng tháng và nó có thể điều chỉnh số lượng lợn theo thị trường, hoặc theo nó thích, nghĩa là nó có thể tác động được đến giá lợn


 Hệ thống chuồng trại của thằng này có thể chứa được cùng lúc 100 con lợn trường thành chờ xuất chuồng



Ngoài ra, ở quê tôi cũng có một thằng bạn làm lái lợn, một vài thằng bạn làm chủ nhà hàng chuyên bán thịt lợn và có một thằng làm chủ hệ thống chuồng lợn có thể chứa được 50 con cùng lúc


 Mấy thằng chủ nhà hàng bán thịt lợn thường chỉ mua lợn theo tình hình bán hàng thực tế, chúng nó thuê chỗ nhốt lợn ở cái chuồng công suất 50 con kia


 Bình thường chẳng bao giờ chuồng kín cả



Ba tháng trước, thằng lái lợn nó đặt mua của thằng chủ trang trại vài trăm con lợn, thỏa thuận giao lợn rải rác trong tháng 5 và nó cũng làm thế với tháng 6


 Cái này bọn bên Mỹ gọi là hợp đồng giao sau, còn ở quê tôi nó gọi là giấy nhận lợn


 Nó đặt mua 4 triệu đồng/con


 Mặc dù ở quê nhưng anh em làm có uy tín, thằng nào cầm cái giấy nhận lợn vào ngày chốt sổ cuối cùng là phải nhận lợn, nếu không nhận sẽ bị phạt rất nhiều tiền


 Để việc thỏa thuận có tính tổ chức một tí, cứ mỗi khi giấy nhận lợn được trao tay, có một nhóm bảo kê gọi là Sở giao dịch lợn chúng nó làm chứng


 Thằng lái lợn cậy nó có bằng CFA tại chức nên nó dự báo giá thịt lợn sẽ tăng, nó sẽ bán cái giấy nhận lợn đó cho mấy thằng chủ nhà hàng sau này với giá cao hơn để kiếm lời


 Bình thường nó chẳng gặp vấn đề gì, mặc dù đôi khi lỗ, vì mấy thằng chủ nhà hàng thịt lợn thường sẽ mua



Chả hiểu sao đợt này chẳng ai đi ăn thịt lợn, mấy thằng chủ nhà hàng chẳng bận tâm mua thêm lợn vì trong chuồng được thuê vẫn còn đầy lợn chưa bán được


 Càng đến ngày chốt sổ, thằng lái lợn càng lo, bởi vì nó không thể nhận vài trăm con lợn cùng lúc được


 Vậy là nó tìm cách bán, giá lợn giảm


 Ban đầu giá lợn giảm từ từ vì bọn chủ nhà hàng thấy rẻ rẻ nên mua


 Nhưng rồi đến sát ngày, cả thằng lái lợn lẫn thằng chủ nhà hàng chợt nhật ra là chuồng trại không đủ để nhốt lợn


 Thằng chủ trang trại nó cũng không thể cho thuê chỗ giữ lợn vì nó cũng đang áp lực phải nhốt lợn trưởng thành mà nó liên tục nuôi


 Thằng lái lợn hốt hoảng


 Thằng chủ hệ thống chuồng trại ra giá tới 5 triệu để nó tìm cách giúp xử lý nhốt một con lợn


 Vậy là thằng lái lợn nó chấp nhận cho thêm tiền thằng nào mua cái giấy nhận lợn tháng 5 của nó để tránh phải trả 5 triệu tiền giữ lợn càng nhiều càng tốt


 Và cuối cùng, nó chấp nhận trả 4


99 triệu cho bất kỳ thằng nào mua giấy nhận lơn – tức là mua lợn của nó


 Nhưng nó cũng khôn, nó chỉ chấp nhận như thế với đợt nhận lợn tháng 5 thôi, còn tháng 6 thì còn cả tháng nữa biết đâu người ta lại ăn thịt lợn nhiều hơn


 Vậy nên, mặc dù giá của giấy nhận lợn tháng 6 có giảm, nhưng không phải cho tiền



Vậy là ngày chốt sổ cũng xong


 Thằng chủ trang trại lợn thực ra không mất tiền, nhưng nó đang gặp vấn đề quá nhiều lợn trong chuồng khó bán và giá lợn sẽ giảm


 Thằng lái lợn mất tiền đợt này nhưng trước đây nó kiếm được


 Bọn chủ nhà hàng thịt lợn nhận được tiền từ thằng lái lợn thì lại phải trả phí cho mấy thằng tìm cách nhốt lợn, nhưng ít ra nó cũng gần như không mất tiền mà vẫn có lợn


 Tôi và mấy thằng bạn khác rủ nhau đi ăn thịt lợn thì cũng không vì thế mà được tiền, may chăng giá có thể giảm


 Nếu có nhiều thằng đi ăn thịt lợn thì chợ lợn quê tôi sẽ dần trở lại bình thường


 Và như vậy, chính chúng tôi, những người ăn lợn, sẽ quyết định tình hình chợ lợn ở quê tôi






Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

SAMPLE COMPLIANT PRESENTATIONS - LARGE-CAP SMA

SAMPLE COMPLIANT PRESENTATIONS - LARGE-CAP SMA

SAMPLE 8






Notes:
  1.  
    Sample 8 Investments claims compliance with the Global Investment Performance Standards (GIPS®) and has prepared and presented this report in compliance with the GIPS standards. Sample 8 Investments has been independently verified for the period from 1 April 1996 through 31 December 2009.
    Verification assesses whether (1) the firm has complied with all the composite construction requirements of the GIPS standards on a firm-wide basis and (2) the firm’s policies and procedures are designed to calculate and present performance in compliance with the GIPS standards. The Large Cap SMA Composite has been examined for the period from 1 January 2006 through 31 December 2009. The verification and performance examination reports are available upon request.
  2.  
    Sample 8 Investments is an independent investment adviser registered under the Investment Advisers Act of 1940, was founded in March 1996, and manages global large-cap equity, fixed-income, and balanced strategies.
  3.  
    Beginning 1 January 2006, the composite includes only wrap fee (SMA) portfolios benchmarked to the XYZ Index. Performance results prior to 2006 are based on the Large-Cap Institutional Composite returns.
  4.  
    The Large-Cap SMA Composite is composed of portfolios invested in US equities which have a market capitalization greater than $5 billion.
  5.  
    The composite was created in February 2006. A list of composite descriptions is available upon request.
  6.  
    All returns are expressed in US dollars. Policies for valuing portfolios, calculating performance, and preparing compliant presentations are available upon request.
  7.  
    The XYZ Index returns are provided to represent the investment environment existing during the time periods shown. For comparison purposes, the index is fully invested and includes the reinvestment of income. The returns for the index do not include any trading costs, management fees, or other costs. Index returns have been taken from published sources.
  8.  
    “Pure” gross returns, presented below as supplemental information, from 2006 through 2010 do not reflect the deduction of any trading costs, fees, or expenses and are presented for comparison purposes only. “Pure” gross returns prior to 2006 reflect the deduction of trading costs. The SMA fee includes all charges for trading costs, portfolio management, custody, and other administrative fees. Net returns are calculated by subtracting the highest applicable SMA fee (2.50% on an annual basis, or 0.21% monthly) on a monthly basis from the “pure” gross composite monthly return. The standard fee schedule in effect is as follows: 2.50% on total assets.
  9.  
    The dispersion is measured by the equal-weighted standard deviation of annual returns of those portfolios that are included in the composite for the full year.
  10.  
    At 31 December 2010, the three-year annualized ex-post standard deviation of the composite and the benchmark are 12.3% and 13.2%, respectively.
  11.  
    Past performance is not an indicator of future results.
INVESTMENTS LARGE-CAP SMA COMPO


SITE

PROVISIONS OF GLOBAL INVESTMENT PERFORMANCE STANDARDS - SECTION 8

PROVISIONS OF GLOBAL INVESTMENT PERFORMANCE STANDARDS - SECTION 8

Learning Outcome

  1. Describe the nine major sections of the GIPS standards

Wrap Fee/Separately Managed Account (SMA) Portfolios

The following provisions apply to the calculation and presentation of performance when presenting a compliant presentation to a wrap fee/SMA prospective client (which includes prospective wrap fee/SMAsponsors, prospective wrap fee/SMA clients, and existing wrap fee/SMA sponsors). Unless otherwise noted, the following wrap fee/SMA provisions supplement all the required and recommended provisions of the GIPS standards in Sections 0–5.
Although there are different types of wrap fee/SMA structures, these provisions apply to all wrap fee/SMAportfolios where there are bundled fees and the wrap fee/SMA sponsor serves as an intermediary between the firm and the end user of the investment services. These provisions are not applicable to portfolios defined as other types of bundled fee portfolios. These provisions are also not applicable to model portfolios that are provided by a firm to a wrap fee/SMA sponsor if the firm does not have discretionary portfolio management responsibility for the individual wrap fee/SMA portfolios. Similarly, a firm or overlay manager in a Multiple Strategy Portfolio (MSP) or similar program is also excluded from applying these provisions to such portfolios if they do not have discretion.
All wrap fee/SMA compliant presentations that include performance results for periods beginning on or after 1 January 2006 must meet all the requirements of the following wrap fee/SMA provisions.
Wrap Fee/SMA Requirements
Composite Construction—Requirements
8.A.1
Firms must include the performance record of actual wrap fee/SMA portfolios in appropriate composites in accordance with the firm’s established portfolio inclusion policies. Once established, these composites (containing actual wrap fee/SMA portfoliosmust be used in the firm’s compliant presentations presented to wrap fee/SMA prospective clients.
Disclosure—Requirements (the following provision does not apply: 4.A.15)
8.A.2
For all wrap fee/SMA compliant presentations that include periods prior to the inclusion of an actual wrap fee/SMA portfolio in the composite, the firm must disclose, for each period presented, that the composite does not contain actual wrap fee/SMA portfolios.
8.A.3
For any performance presented for periods prior to 1 January 2006 that does not comply with the GIPS standards, firms must disclose the periods of non-compliance.
8.A.4
When firms present composite performance to an existing wrap fee/SMA sponsor that includes only that sponsor’s wrap fee/SMA portfolios (resulting in a “sponsor-specific composite”):
  1.  
    Firms must disclose the name of the wrap fee/SMA sponsor represented by the sponsor-specific composite; and
  2.  
    If the sponsor-specific composite compliant presentation is intended for the purpose of generating wrap fee/SMA business and does not include performance net of the entire wrap fee, the compliant presentation must disclose that the named sponsor-specific compliant presentation is only for the use of the named wrap fee/SMA sponsor.
Presentation and Reporting—Requirements (the following provision does not apply: 5.A.3)
8.A.5
When firms present performance to a wrap fee/SMA prospective client, the composite presented must include the performance of all actual wrap fee/SMA portfolios, if any, managed according to the composite investment mandate, objective, or strategy, regardless of the wrap fee/SMA sponsor (resulting in a “style-defined composite”).
8.A.6
When firms present performance to a wrap fee/SMA prospective client, performance must be presented net of the entire wrap fee.
8.A.7
Firms must not link non-GIPS-compliant performance for periods beginning on or after 1 January 2006 to their GIPS-compliant performance. firms may link non-GIPS-compliant performance to their GIPS-compliant performance provided that only GIPS-compliant performance is presented for periods beginning on or after 1 January 2006.

phim về tài chính và tiền tệ


https://vphim.net/phim/inside-job-cuoc-khung-hoang-kinh-te-CGEA/
7 bộ phim về tài chính và tiền tệ hay nhất mà nhà đầu tư nào cũng nên xem
Inside Job là một bản phân tích toàn diện về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái đã gây ra khoản tổn thất khổng lồ lên đến hơn 20 ngàn tỷ USD, khiến hàng triệu người mất công ăn việc làm cũng như nhà cửa, và gần như dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.
Bộ phim lấy bối cảnh tại Mỹ, Iceland, Anh, Pháp, Singapore và Trung Quốc. Inside Job là tài liệu hoàn hảo cho những người vốn không phải là các chuyên gia tài chính nhưng muốn học hỏi từ các sự kiện dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây cũng là bộ phim đạt giải Phim Tài liệu hay nhất tại Oscar 2011.






1.  ‘Wall Street: Money Never Sleeps’ (Phố Wall: Tiền không bao giờ ngủ)

https://netphim.tv/phim/pho-wall-ma-luc-dong-tien.58115/tap-full.120959.jsp


7 bộ phim về tài chính và tiền tệ hay nhất mà nhà đầu tư nào cũng nên xem
Đây là bộ phim đầu tiên cần được nhắc đến trong danh sách những bộ phim về kinh doanh và tiền bạc không thể bỏ qua. Bộ phim đào sâu mọi chi tiết giới kinh doanh giấu ở hậu trường.
“Phố Wall” dựng lại cuộc đời đầy thăng trầm của Gordon Gekko, nó cho thấy con người sẵn sàng đánh đổi nhân cách để trở nên giàu có một cách bẩn thỉu và đánh cược lớn tại phố Wall, với các triết lý như: “Tiền là tất cả” và “Tham lam là tốt”.
Đây là một bài học sâu sắc về đạo đức kinh doanh.

2. ‘Enron: The Smartest Guys in the Room’ (Tạm dịch: Enron: Những kẻ thông minh nhất trong căn phòng)

7 bộ phim về tài chính và tiền tệ hay nhất mà nhà đầu tư nào cũng nên xem
Bộ phim sản xuất năm 2005 dựa trên cuốn sách bán chạy cùng tên xuất bản năm 2003 kể về Enron – công ty lớn thứ 7 tại Mỹ và các hoạt động kinh doanh sai trái cũng như bê bối tài chính dẫn đến sự phá sản chấn động vào năm 2001 của Tập đoàn năng lượng này.

3. ‘The Godfather ‘ (Bố già)

7 bộ phim về tài chính và tiền tệ hay nhất mà nhà đầu tư nào cũng nên xem
“The Godfather” là một cuốn kinh thánh kể về tầm quan trọng của việc gây dựng mối quan hệ, nó lý giải vì sao giúp đỡ mọi người thực ra là việc tốt đối với thương vụ kinh doanh, và trên thương trường, cạnh tranh là không nhượng bộ.

4. ‘The True Cost’ (Tạm dịch: Giá trị thật của hàng hiệu)
https://netphim.tv/phim/gia-tri-that-cua-hang-hieu.57978/tap-full.120821.jsp

7 bộ phim về tài chính và tiền tệ hay nhất mà nhà đầu tư nào cũng nên xem
Bộ phim tài liệu sản xuất năm 2015 của đạo diễn Andrew Morgan đã lột tả thực tế khắc nghiệt của các hoạt động kinh doanh không bền vững trong ngành công nghiệp may mặc. Thông qua buổi nói chuyện của các nhân viên cũ và hiện tại, bộ phim này đã vén bức màn bí ẩn về tiền lương thực sự của người lao động đằng sau ngành công nghiệp thời trang giá rẻ.
Xuyên suốt bộ phim là những thước phim đầy ám ảnh về vụ sụp đổ chết hơn 1000 người của nhà máy Rana Plaza ở Bangladesh vào tháng 4 năm 2013, hình ảnh trẻ em bị dị tật do việc phun thuốc trừ sâu trong vành đai trồng bông cotton ở Ấn Độ, hay hình ảnh sông Ấn Độ nổi đầy bọt hóa chất hay hàng núi quần áo bị bỏ đi ở Haiti.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, The True Cost liên tục nhận được sự hoan nghênh, đón nhận của người xem cũng như dấy lên nhiều cuộc tranh cãi công khai trong xã hội và hiện đang giữ tỷ lệ 63% trên website đánh giá Rotten Tomatoes.

5. ‘Money for Nothing: Inside the Federal Reserve’ (Tạm dịch: Khám phá bên trong Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
https://www.youtube.com/watch?v=QWk6AXQnh4s

7 bộ phim về tài chính và tiền tệ hay nhất mà nhà đầu tư nào cũng nên xem
Được chắp bút và đạo diễn bởi Jim Bruce, bộ phim tài liệu sản xuất năm 2013 đã mô tả hành trình xuyên suốt lịch sử hơn 100 năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và theo sát những hậu quả của nó đối với nền kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn cuối những năm 2000.
Thông qua lời kể của Liev Schreiber, bộ phim đã sử dụng các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các quan chức liên bang, nhà kinh tế học, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà đầu tư và các thương nhân để đặt câu hỏi về hệ thống tài chính toàn cầu cũng như cách thức mà hệ thống này đã lâm vào sụp đổ và liệu nó có kết thúc một lần nữa.

6. ‘Hank: Five Years From the Brink’ (Tạm dịch: Hank: 5 năm sau khi thoát khỏi bờ vực)

7 bộ phim về tài chính và tiền tệ hay nhất mà nhà đầu tư nào cũng nên xem
Bộ phim tài liệu được sản xuất năm 2013 này kể về Hank Paulson – Cựu Giám đốc ngân hàng Goldman Sachs đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush. Hank cũng là nhân vật chủ chốt trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Bộ phim nói về cuộc sống trước đây của Paulson và những suy nghĩ của ông về cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau Đại suy thoái này.

7 ‘Inside Job’ – Cuộc khủng hoảng kinh tế